Tuyên truyền các mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và chuyển đổi số năm 2023
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định Giáo dục là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên. Việc chuyển đổi số trong giáo dục thành công sẽ giúp thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng Xã hội số. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các nhà trường.
Chuyển đổi số trong giáo dục là sự thay đổi phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động.
Trong những năm qua, công tác chuyển đổi số trong giáo dục được Đảng, chính quyền, ngành giáo dục các cấp rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều các văn bản như: Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 09/02/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Truyền thông về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025.
Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm qua trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục, các trường học trong thành phố đã và đang tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong công tác quản lí cũng như trong giảng dạy; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả ở các lĩnh vực với các mức độ và hình thức khác nhau.
Tại trường THCS Hải Thành, việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, điều đó được thể hiện: Trước khi dịch Covid -19 bùng phát, công nghệ thông tin được nhà trường ứng dụng trong hoạt động quản trị, điều hành; hoạt động dạy và học; hoạt động kiểm tra đánh giá với các hình thức cụ thể như:
+ Sử dụng gmail, các trang mạng xã hội như zalo để trao đổi thông tin nhanh giữa BGH đến tổ/nhóm chuyên môn; giữa GVCN, GVBM với CMHS, và với HS
+ Sử dụng Ti vi, máy chiếu để giảng dạy hầu hết ở các bộ môn văn hóa cơ bản;
+ Sử dụng phần mềm Adobe Present soạn giảng giáo án elearning; sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý: phần mềm trộn đề trắc nghiệm McMIC, phần mềm quản lý và tính điểm Vn.edu, Smart,; phần mềm chấm trắc nghiệm; phần mềm tự đánh giá,…
+ Đặc biệt nhà trường đã sử dụng các phần mềm, website hỗ trợ hoạt dạy và học; kiểm tra kết quả tự học online của học sinh, hoạt động kiểm tra đánh giá: như trang website tracnghiemonline; phần mềm Viettel study, phần mềm Violet,…
Trước khi dịch Covid -19 bùng phát, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin được nhà trường ứng dụng trong hoạt động quản trị, điều hành; hoạt động dạy và học; hoạt động kiểm tra đánh giá
Khi đại dịch Covid 19 bùng phát và học sinh phải nghỉ học trong những khoảng thời gian khá dài, Cán bộ quản lý và các thày cô giáo trong nhà trường suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề: làm thế nào để học sinh “tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, nghỉ học dài mà vẫn ôn tập kiến thức cơ bản, tiến tới có thể tổ chức dạy học online bài mới. Và phần mềm Zoom là phương án được nhà trường lựa chọn để quyết vấn đề đặt ra:
Cán bộ quản lý nhà trường đã tổ chức tập huấn cách sử dụng đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Zoom. Phần mềm khá đơn giản, chỉ cần cài phần mềm trên điện thoại thông minh hoặc máy tính và có ID tham gia hội họp và học tập là sử dụng được.
Cán bộ quản lý nhà trường là những người trải nghiệm dạy học trực tuyến trước, từ đó xây dựng kế hoạch, phân công và xếp TKB cho giáo viên dạy các bộ môn văn hóa cơ bản.
Nhưng khi có thông tin, người sử dụng phần mềm Zoom bị hack cơ lấy cắp thông tin cá nhân để trục lợi, làm cho Ban giám, giáo viên và cha mẹ học sinh cũng như học sinh hoang mang. Nhiều giáo viên trong nhà trường đã dừng sử dụng. Khi đó, Ban giám hiệu họp, rút kinh nghiệm và đã nhận ra những hạn chế của phần mềm: tính năng bảo mật, tính năng lưu vết, tính năng giao nhiệm vụ học tập, tính năng thống kê kết quả học online của học sinh; tính năng kiểm duyệt giáo án, kiểm tra việc dạy của tổ trưởng, Ban giám hiệu là hạn chế.
Đúng thời điểm khó khăn, tưởng chừng nhà trường phải dừng việc họp, việc dạy học trực tuyến thì, CBQL nhà trường được tham gia nhóm công nghệ thông tin để nghiên cứu, tìm hiểu về office 365 và phần mềm Microsoft Teams. Ban giám hiệu nhận thấy đây là phần mềm có thể khắc phục được những hạn chế của Zoom và đáp ứng được đầy đủ các yêu của về dạy học trực tuyến. Khi đó: Nhà trường đã sử dụng phần mềm Microsoft Teams trong các hoạt động:

Tổ chức tập huấn cho giáo viên, học sinh trong nhà trường; tập huấn cho CBQL, CNTT của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Dương KInh, trường THCS Hải Thành; Tổ chức họp trực tuyến, sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường; Dạy học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams: phần mềm đáp ứng được tính năng lưu vết, kiểm duyệt giáo án của trưởng bộ môn, của BGH, tính năng giao bài tập và thống kê kết quả làm online của học sinh; Sử dụng Microsoft Teams trong quản trị nhà trường: lập nhóm nhà trường, có các kênh là: Chi bộ, TTCM-TPCM, GVCN, các tổ bộ môn để giao việc và thu nhận báo cáo.
Sau thời gian nghỉ dịch Covid -19 khoảng 02 tháng (tháng 2/ và tháng 4), nhà trường đã triển khai dạy online được hơn 856 tiết.
Khi đi học trở lại, phải dãn cách xã hội, việc học trực tiếp ở trường chỉ được một buổi sáng, do đó BGH tiếp tục sử dụng Microsoft Teams trong quản trị nhà trường và dạy học trực tuyến (dạy ôn tập HS các lớp đại trà và dạy đội tuyển HSG dự thi cấp thành phố).
Nhà trường sử dụng Microsoft Team đăng ký mượn đồ dùng, thiết bị online; yêu cầu xếp thời khóa biểu; Tổng hợp kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên;; Điều tra sự hài lòng của CMHS, HS về hoạt động giáo dục nhà trường (đánh giá BGH, giáo viên, các điều kiện đáp ứng). Từ đó có điều chỉnh, nhắc nhở kịp thời.
Để tăng cường hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có kiểm tra trực tuyến, nhà trường tăng cường sử dụng các phần mềm: như Qizzi (kiểm tra trắc nghiệm), Kahoot (kiểm tra trắc nghiệm), Pletd (kiểm tra tự luận); sử dụng phần mềm onluyen.vn (kết quả, phân tích,....), giao nhiệm vụ học tập; thi trực tuyến; ôn luyện,...
Sử dụng một số ứng dụng trong việc kiểm tra đánh giá học sinh
Để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, nhà trường rất quan tâm đến việc khai thác các thiết bị công nghệ thông tin để trình chiếu, góp phần nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt
Trước đây, rất nhiều thầy cô cảm thấy rất “nặng nề” về câu chuyện hồ sơ bởi không có tính hiệu quả thực tế, mang tính hình thức cao. Ví dụ: Sổ gọi tên ghi điểm năm nào cũng phải chép đi chép lại, rất bất cập thì hiện nay các thầy cô rất khi áp dụng công nghệ sẽ giúp thầy cô có thêm thời gian quan tâm đến học sinh. Hơn nữa, khi nhà trường đã nhập tất cả dữ liệu lần đầu tiên của một học sinh lớp 6 vào cơ sở dự liệu thì tất cả sẽ được duy trì, bổ sung thêm cho đến khi lớp 9 học sinh ra trường mà không cần phải thay sổ, thầy cô chủ nhiệm qua các năm sẽ có đủ mọi thông tin về học sinh, có ưu điểm sở trường gì, cần lưu ý vấn đề gì.
Năm học 2023-2024, trường THCS Hải Thành đã và đang đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong việc vận hành, quản trị, sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ chuyên môn, chuyển dữ liệu năm học 2022-2023 sang năm học mới, cập nhật bổ sung đầy đủ dữ liệu năm học mới; công bố Kế hoạch giáo dục nhà trường; thực hiện gửi, duyệt kế hoạch của của tổ chuyên môn của giáo viên lên hệ thống theo quy định.
Có thể nói rất nhiều lợi ích mà chúng tôi nhận thấy qua chuyển đổi số. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ từng bước nâng cao, hoàn thiện thêm nhiều tính năng về công nghệ, về công tác quản lí của ban giám hiệu, phân cấp quản lí; Tích hợp thêm tính năng để dạy; Tất cả những tính năng chuyển đổi số đó giúp cho thầy cô, học sinh trong trường nâng cao hơn nữa chất lượng trong việc dạy và học, nhà trường ổn định hơn trong việc vận hành.
Như vậy, nội dung chuyển đổi số trong giáo dục tại nhà trường đã từng bước được triển khai hiệu quả trước hết là trong các hoạt động dạy và học tại nhà trường, các thủ tục hành chính sau đó sẽ mở rộng thêm các lĩnh vực khác như tài chính,... Điều đó đã đang và mang lại hiệu quả to lớn cho cả thầy và trò nhà trường như tiết kiệm thời gian chi phí giáo dục, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực phẩm chất của người học trong thời đại mớ.
Nguyễn Văn Tặng